Đang thực hiện

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 11 - 18/1)

Tại các tỉnh phía Nam, muỗi hành (sâu năn) xuất hiện cục bộ ở một vài địa phương ở giai đoạn lúa đẻ nhánh. Đây là trà lúa rất thích hợp cho muỗi hành xuất hiện và gây hại.

1. Trên lúa

a) Các tỉnh phía Bắc

- Sâu đục thân hai chấm, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, rệp xanh, bệnh thối mạ, bọ trĩ, ốc bươu vàng... tiếp tục phát sinh gây hại trên mạ, lúa gieo thẳng ở mức độ nhẹ.

- Chuột phát sinh gây hại tăng trên mạ, lúa mới gieo, hại nặng những chân ruộng gần gần mương máng, gò bãi.

b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Bệnh đạo ôn lá, cổ lá, cổ bông, sâu năn, sâu cuốn lá nhỏ... phát sinh hại nhẹ trên lúa đông xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh rộ - làm đòng.

- Sâu keo, bọ trĩ, ruồi đục nõn... phát sinh hại chủ yếu lúa đông xuân giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

- Chuột: Hại nhẹ rải rác trên lúa đông xuân sớm ở một số địa phương. Hại cục bộ giống gieo vùng ven làng, đồi gò.

c) Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu phổ biến tuổi 1-2, cần chú ý các trà lúa giai đoạn dưới 20 ngày sau sạ để che chắn nước kịp thời, hạn chế sự tấn công của rầy và truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng có sự tích luỹ mật độ của đợt rầy cám vừa qua nên một số diện tích có thể có mật độ cao, cần theo dõi chặt để có biện pháp quản lý kịp thời.

Đối với những nơi chưa xuống giống lúa đông xuân: Theo dõi diễn biến rầy nâu di trú và diễn biến của thuỷ văn để xuống giống đồng loạt, tập trung né rầy đợt cuối (trung tuần tháng 1/2016).

- Hiện nay thời tiết lạnh, sáng sớm có sương mù, trà lúa đông xuân 2015-2016 bước vào giai đoạn sung yếu (giai đoạn đẻ nhánh) là điều kiện phù hợp cho bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh, phát triển.

Do vậy trên các trà lúa gieo giống nhiễm, bón thừa phân đạm khuyến cáo nông dân cần thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm để phòng trị bệnh kịp thời, hiệu quả. Khi bệnh chớm xuất hiện có thể sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị phun xịt theo “4 đúng”.

- Muỗi hành (sâu năn) xuất hiện cục bộ ở một vài địa phương ở giai đoạn lúa đẻ nhánh. Đây là trà lúa rất thích hợp cho muỗi hành xuất hiện và gây hại. Khuyến cáo nông dân ở những vùng thường xuất hiện muỗi hành áp dụng các gói kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng; 1 phải 5 giảm để hạn chế thấp nhất khả năng gây hại của muỗi hành.

Ngoài các đối tượng nêu trên, cần lưu ý ốc bươu vàng trên lúa ở giai đoạn mạ; sâu cuốn lá nhỏ, chuột, bệnh bạc lá vi khuẩn giai đoạn đẻ nhánh - trỗ chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.

2. Trên cây trồng khác

- Cây vụ đông: Tổ chức diệt trừ chuột. Sâu đục thân, sâu cắn lá hại ngô; sâu đục thân đậu tương; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy... hại rau có chiều hướng gia tăng, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.

- Cây sắn: Bệnh chổi rồng sắn tiếp tục gây hại.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại tăng.

- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.

Hỏi đáp

Đạm Ninh Bình giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

  • đoi tác 3
  • đối tác 5
  • Phân bón Phú Điền
  • Công ty hóa chất miền Nam
  • Công ty công nghiệp hóa chất Đà Nẵng
  • Công ty phân bón và hóa chất Cần Thơ
  • Công ty xuất nhập khẩu hóa chất
  • Tập đoàn Hóa chất Việt Nam