Đang thực hiện

Đình chỉ doanh nghiệp SXKD phân bón chưa có giấy phép

Ông Nguyễn Văn Thanh - Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công thương) đã trao đổi với NNVN sáng 2/3 về hướng xử lí các DN sản xuất kinh doanh phân bón chưa được cấp giấy phép theo Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lí phân bón.

Như NNVN đã đề cập ở những bài viết trước, sau thời hạn 2 năm chuyển tiếp để các DN có thời gian, điều kiện hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục, pháp lí cũng như các điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất phân bón, bắt đầu từ sau ngày 1/2/2016, bất cứ DN nào muốn sản xuất phân bón phải có giấy phép nếu không sẽ bị coi là hàng giả hoặc hàng hóa sản xuất chui.

Theo thống kê của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, hiện nước ta có khoảng trên 700 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón. Nhưng đến thời điểm này theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thanh, đơn vị mới cấp phép được cho khoảng 190 doanh nghiệp phân bón vô cơ.

Về phía Bộ NN-PTNT, theo ông Ma Quang Trung - Cục trưởng Cục trồng trọt số lượng đơn vị được cấp phép là 20 DN phân bón hữu cơ và phân bón khác.

Chiếu theo Nghị định 202 cũng như 2 Thông tư hướng dẫn là 29 và 41 của Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT, khoảng 500 DN hiện chưa được cấp phép sẽ phải dừng sản xuất.
Trả lời phàn nàn từ phía DN về việc phối hợp chưa hiệu quả giữa Cục Hóa chất (Bộ Công thương) và Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) trong việc cấp phép phân bón khác, ông Nguyễn Văn Thanh thừa nhận đúng là đang tồn tại thực trạng như vậy. Nhưng thời gian tới hai Cục sẽ tìm cách phối hợp trong việc cấp giấy phép cho các trường hợp DN sản xuất cả phân bón hữu cơ lẫn vô cơ.

Tuy nhiên, về sản phẩm phân bón vô cơ do phía Bộ Công thương quản lí còn chịu sự chi phối của Công văn số 7077 do chính Bộ này ban hành cho phép DN được sử dụng bao bì cũng như bán sản phẩm chưa có dấu hợp chuẩn, hợp quy đến hết ngày 27/11/2016.

Trả lời NNVN về vấn đề này, Cục trưởng Cục Hóa chất Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh, Cục Hóa chất đang làm văn bản tham mưu đề nghị Bộ Công thương gửi công văn (dự kiến trong tuần này) tới 63 tỉnh, thành cũng như các cấp ngành tiến hành tổng rà soát các DN sản xuất phân bón hiện chưa được cấp phép.

Theo đó, phương án xử lí được đưa ra là những DN chưa có giấy phép vẫn được lưu hành và bán hết số lượng sản phẩm phân bón đã sản xuất ra hoặc đang lưu kho trên thị trường.

Tuy nhiên, song song với đó sẽ nghiêm cấm tiếp tục sản xuất ra các lô hàng mới khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chính thức.

Còn hướng xử lí với sản phẩm phân bón hữu cơ và phân bón khác do phía Bộ NN-PTNT quản lí, quan điểm của Cục trưởng Cục Trồng trọt, ông Ma Quang Trung là các DN phải dừng ngay việc sản xuất, kinh doanh, mua bán sản phẩm phân bón hữu cơ và phân bón khác sau ngày 1/2/2016 nếu chưa được cấp giấy phép. Nếu đơn vị nào vẫn cố tình sản xuất, kinh doanh chui sẽ bị các cơ quan chức năng xử lí nghiêm theo quy định.

Đồng thời, ông Ma Quang Trung cho biết thêm, tất cả các sản phẩm phân bón hữu cơ và phân bón khác của các DN đã đăng ký thành công vào danh mục phân bón theo Nghị định 113 và 191 trước đây sẽ bị gỡ bỏ khỏi website Cục Trồng trọt nếu DN đó chưa được cấp giấy phép sản xuất phân bón sau ngày 1/2.

Hỏi đáp

Đạm Ninh Bình giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

  • đoi tác 3
  • đối tác 5
  • Phân bón Phú Điền
  • Công ty hóa chất miền Nam
  • Công ty công nghiệp hóa chất Đà Nẵng
  • Công ty phân bón và hóa chất Cần Thơ
  • Công ty xuất nhập khẩu hóa chất
  • Tập đoàn Hóa chất Việt Nam