Urê Ninh Bình
Đạm Ninh Bình
I.HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐẠM URÊ NINH BÌNH
Urê Ninh Bình sử dụng thích hợp cho tất cả các loại cây trồng trên các vùng đất khác nhau.
- Bón phân cho lúa lai vụ mùa.
Thời kỳ bón Loại phân |
Tổng lượng phân (cho 1 sào Bắc Bộ) | Bón lót | Bón thúc lần 1 (lúa bén rễ hồi xanh 5 - 6 NSC) |
Bón thúc lần 2 (lúa đẻ nhánh 10-12 NSC) |
Bón thúc lần 3 (thúc đòng) |
Phân hữu cơ | 300-400kg |
|
|||
Urê Ninh Bình | 7 – 12 kg | 1 -2 kg | 1 -2 kg | 4 – 6 kg | 1 -2 kg |
Lân supe | 10 – 20 kg | 10 -20 kg | |||
Kali | 6 – 12 kg | 3 – 6 kg | 3 – 6 kg |
- Đối với các giống lúa thuần, lượng phân bón giảm 10 – 20% mỗi loại so với giống lúa lai
- Đối với vụ chiêm xuân: bón tăng lượng phân đạm cũng như các loại phân bón khác
- Nếu ở giai đoạn nuôi hạt mà cây lúa có biểu hiện thiếu dinh dưỡng (lá vàng) thì nên bón thêm urê hoặc NPK để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây.
- Bón phân cho ngô.
Thời kỳ bón Loại phân |
Lượng bón cho 1 sào Bắc Bộ (360 m2) |
Bón lót (trước khi gieo hạt hoặc đặt bầu) |
Bón thúc lần 1 (khi cây có 3 – 4 lá) |
Bón thúc lần 2 (khi cây có 7 – 9 lá) |
Bón thúc lần 3 (khi cây xoắn nõn) |
Urê Ninh Bình | 6 – 12 kg | 20% | 40% | 40% | |
Super lân | 17 – 26 kg | 100% | |||
Kali | 3 – 7 kg | 20% | 40% | 40% |
Thúc lần 1: bón phân kết hợp xới đất phá váng, làm cỏ, vun nhẹ đất vào gốc hoặc hòa loãng phân vào nước để tưới cho cây.
Thúc lần 2: bón phân kết hợp xới vun nhẹ đất vào gốc, làm cỏ hoặc hòa loãng phân vào nước để tưới cho cây.
Thúc lần 3: bón phân kết hợp làm cỏ, vun cao gốc để tránh đổ cây hoặc hòa loãng phân vào nước để tưới cho cây.
- Bón phân cho cà chua.
Thời kỳ bón Loại phân |
Lượng bón cho 1 sào Bắc Bộ (360 m2) |
Bón lót (trước khi gieo hạt hoặc đặt bầu) |
Bón thúc lần 1 (7-10 ngày sau trồng) |
Bón thúc lần 2 (20-25 ngày sau khi trồng) |
Bón thúc lần 3 (40-50 ngày sau trồng) |
Phân chuồng | 3 – 6 tạ | 100% | |||
Urê Ninh Bình | 7 - 9 kg | 20% | 20% | 40% | 20% |
Super lân | 11 – 18 kg | 100% | |||
Kali | 9 – 11 kg | 20% | 40% | 40% |
- Bón phân cho cây cà phê.
- Thời kỳ cây sinh trưởng sinh dưỡng
Tuổi cây | Lượng bón (kg/ha) | |||||
Đạm | Lân | Kali | ||||
N | Urê Ninh Bình | P2O5 | Lân nung chảy | K2O | KCl | |
Năm 1 | 90 | 195 | 60 | 364 | 50 | 85 |
Năm 2 | 120 | 260 | 100 | 606 | 60 | 100 |
Năm 3 | 200 | 432 | 120 | 727 | 150 | 250 |
- Giai đoạn kinh doanh
Tuổi cây | Lượng bón (kg/ha) | |||||
Đạm | Lân | Kali | ||||
N | Urê Ninh Bình | P2O5 | Lân nung chảy | K2O | KCl | |
Thời kì kinh doanh | 200 | 432 | 150 | 910 | 200 | 333 |
Thời kì phục hồi | 150-200 | 324-432 | 100-150 | 606-910 | 150-200 | 250-333 |
Thời gian bón | Tỉ lệ bón vào các tháng trong năm (%) | ||
Urê Ninh Bình | Lân nung chảy | Kali | |
Tháng 3 – 4 | 35% | 30% | |
Tháng 6 – 7 | 40% | 40% | 40% |
Tháng 10-11 | 25% | 60% | 30% |
Phân xanh, phân chuồng rất cần cho cà phê.Hàng năm nên bón 12-15 tấn/ha.
Phân đạm nên bón sớm và kết thúc sớm để quả chín không kéo dài.
Có thể phun thêm các loại phân vi lượng(kẽm, bo, magiê...) lên lá.
II.LƯU Ý KHI BÓN ĐẠM.
- Urê Ninh Bình cần được bảo quản trong các túi nilon kín, để nơi khô ráo thoáng mát,không để chung cùng với các loại phân khác.
- Cần bón đúng đặc tính và nhu cầu của cây trồng.
- Cần bón đạm đúng với đặc điểm của đất.
- Cần bón đạm đúng liều lượng và cân đối với lân và kali.
- Bón phân đạm cần lưu ý đến diễn biến của thời tiết; không bón lúc sáng sớm còn ướt sương hay giữa trưa nắng.
- Không bón đạm tập trung vào một lúc, một chỗ, mà cần chia thành nhiều lần để bón và bón vãi đều trên mặt đất ở những nơi cần bón.
- Đối với lúa, bón phân đạm cần kết hợp với làm cỏ, xới đất, sục bùn.
- Không gây nguy hiểm khi hít phải ở điều kiện bình thường.
- Gây kích thích nhẹ với mắt.
- Để xa tầm tay trẻ em.
- Rửa sạch tay sau khi sử dụng.
Sản phẩm cùng danh mục
Một số sản phẩm khác
Hỏi đáp
Đạm Ninh Bình giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.